http://freemmo4vn.blogspot.com

Hot News


- TTKH
- Baymack - Get money by watch videos.

==================================

6/17/2013

Tỷ lệ đỗ tốt nghiệp tại các tỉnh thành trên cả nước


Đã có nhiều tỉnh thành công bố điểm thi tốt nghiệp THPT 2013, dưới đây chúng tôi xin cung cấp cho các bạn tỷ lệ đỗ tốt nghiệp của từng nơi.

Chiều 16/6, Sở GD-ĐT Quảng Nam đã có báo cáo kết quả kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2013 của tỉnh Quảng Nam. Theo đó, tỷ lệ đỗ tốt nghiệp của hệ THPT là 97,92%, của hệ Giáo dục Thường xuyên là 85,81%.


Sáng 16/6, Sở GD-ĐT Đà Nẵng chính thức công bố điểm thi của các thí sinh dự kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2013. Theo đó, có 10.916 thí sinh thi đỗ tốt nghiệp ở khối THPT, đạt tỷ lệ 98,68% so với số thí sinh dự thi, thấp hơn tỷ lệ đỗ tốt nghiệp THPT 2012 (99,53%).

Ở khối bổ túc THPT (GDTX), có 765 thí sinh trong số 1198 thí sinh dự thi đỗ tốt nghiệp, tỷ lệ thí sinh thi đỗ là 63,85%. Tỷ lệ này cũng thấp hơn so với năm 2012.

Tỷ lệ đỗ tốt nghiệp tại các tỉnh thành trên cả nước


Sáng 16/6, ông Trương Thức – Chánh Văn phòng Sở GD-ĐT tỉnh Đắk Lắk cho biết, kết thúc việc chấm thi tốt nghiệp THPT năm 2013, tỉnh Đắk Lắk có 95,7% thí sinh ở hệ THPT đỗ tốt nghiệp; trong khi đó hệ GDTX tỷ lệ thí sinh đỗ tốt nghiệp chỉ đạt 55,15%.

Sáng ngày 16/6, Sở GD-ĐT Sóc Trăng chính thức công bố kết quả thi tốt nghiệp THPT năm 2013. Theo đó, ở hệ THPT, tổng số thí sinh (TS) đăng ký dự thi là 7.293, số TS đỗ tốt nghiệp là 7.216, đạt tỉ lệ 98,94% (năm 2012 là 98,52%). Có 16/32 trường có tỉ lệ đỗ 100% là THPT Chuyên Nguyễn Thị Minh Khai, Vĩnh Hải, Trần Văn Bảy, Thuận Hòa, Thiều Văn Chỏi, Phú Tâm, Huỳnh Hữu Nghĩa, Hoàng Diệu, Hòa Tú, Đoàn Văn Tố, An Thạnh 3, An Ninh, An Lạc Thôn, THPT Dân tộc nội trú Huỳnh Cương, THCS & THPT Tân Thạnh, THCS & THPT Mỹ Thuận. Trường có tỉ lệ đỗ thấp nhất là trường THPT Mai Thanh Thế (huyện Ngã Năm) với tỉ lệ 94,80%

Ở hệ GDTX, số TS đăng ký dự thi là 772, số TS đỗ tốt nghiệp là 476, đạt tỉ lệ 61,66% (năm 2012 là 76,44%).

Ngày 16/6, Sở GD-ĐT Bình Định đã có kết quả kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2013 với 99,37% số học sinh dự thi đã đỗ tốt nghiệp. Trong đó, có 2 thủ khoa hệ THPT cùng số điểm 57,5 điểm.

Hai á khoa của kỳ thi năm nay đều là học sinh Trường THPT chuyên Lê Quý Đôn Bình Định với cùng số điểm là 57.

Theo kết quả công bố, đối với hệ giáo dục phổ thông, có 22.076/22.214 HS đỗ tốt nghiệp (đạt tỷ lệ 99,37%); trong đó, đỗ loại giỏi có 186 học sinh (0,84%), loại khá có 3.081 học sinh (13,95%).

Đối với hệ Giáo dục thường xuyên, có 262/314 thí sinh đỗ tốt nghiệp (đạt tỷ lệ 83,43%); trong đó, không có loại giỏi, có 6 thí sinh đạt loại khá (2,29%).

Chiều 15/6, Sở GD-ĐT tỉnh Đồng Tháp tổ chức buổi tổng kết công tác chấm thi tốt nghiệp THPT năm 2013 và công bố kết quả thi tốt nghiệp THPT. Cụ thể, tỷ lệ tốt nghiệp hệ THPT là 99,76%, hệ Giáo dục thường xuyên là 87,91%, tương đương so với kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2012.

Tại Tiền Giang, chiều ngày 15/6, Sở GD-ĐT Tiền Giang công bố kết quả kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2013. Ở khối THPT có 11.554 TS dự thi, có 11.347 TS thi đỗ đạt tỷ lệ 98,20%. Ở khối GDTX có 1.426 TS dự thi, trong đó có 1.137 TS đỗ (đạt tỷ lệ 79,73%).

Trước đó, Sở GD-ĐT tỉnh Bến Tre đã công bố kết quả kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2013. Theo đó, hệ giáo dục THPT, tỷ lệ đỗ tốt nghiệp đạt 99,05%, tăng hơn năm trước 0,93%. Về hệ Giáo dục thường xuyên, tỷ lệ đỗ tốt nghiệp đạt 83,46%.

Theo kết quả công bố vào chiều 15/6, tỉ lệ đỗ tốt nghiệp tại TPHCM đạt 97,19%, tăng hơn năm ngoái 0,76% trong đó hệ THPT đạt 98,94% và hệ GDTX đạt tỷ lệ 85,91%. Năm nay có 2 thủ khoa hệ THPT với tổng điểm là 58,5 điểm.

Lãnh đạo Cục khảo thí và Kiểm định chất lượng giáo dục (Bộ GD-ĐT) cho biết: “Thời điểm hiện tại đã có hơn 10 địa phương báo cáo kết quả kì thi tốt nghiệp THPT năm 2013 về Bộ GD-ĐT”.

Số liệu cụ thể của các địa phương như sau: Tỉnh Bắc Giang – tỷ lệ đỗ tốt nghiệp hệ THPT đạt 96,62% (giảm gần 3%), hệ bổ túc THPT đạt 87,81% (giảm hơn 10% so với năm 2013).

Bắc Kạn tỷ lệ đỗ tốt nghiệp THPT đạt 98,7% (giảm 1%); hệ bổ túc THPT đạt 65,6% giảm gần 30%.

Tỷ lệ đỗ tốt nghiệp tại các tỉnh thành trên cả nước

Điện Biên tỷ lệ đỗ tốt nghiệp THPT đạt 94,19% (giảm 3%); hệ bổ túc THPT đạt 63,47% (giảm hơn 20%).

Hải Dương tỷ lệ đỗ tốt nghiệp THPT đạt 99,18% (giảm chút ít so với năm 2013); hệ bổ túc THPT đạt 97,16 (giảm gần 2%)

Ninh Thuận tỷ lệ đỗ tốt nghiệp THPT đạt 98,43%; hệ bổ túc THPT đạt 73,3% (giảm gần 20%)

Quảng Bình tỷ lệ đỗ tốt nghiệp THPT đạt 99,05%; hệ bổ túc THPT đạt 75,49% (giả gần 20%).

Tây Ninh tỷ lệ đỗ tốt nghiệp THPT đạt 94,10%; hệ bổ túc THPT đạt 45,95% (giảm gần 10%).

Thanh Hóa tỷ lệ đỗ tốt nghiệp THPT đạt 99,42%; hệ bổ túc THPT đạt 88,33%.

Tuyên Quang tỷ lệ đỗ tốt nghiệp THPT đạt 94,84%; hệ bổ túc THPT đạt 92% (năm ngoái hệ bổ túc đạt 100%).

Sáng 15/6, Sở GD-ĐT Quảng Trị chính thức công bố kết quả kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2013. Theo đó, có 9.600/10.261 thí sinh dự thi đỗ tốt nghiệp THPT, đạt tỷ lệ 93,55%, thấp hơn năm trước. Đây là tỉ lệ chung của hai hệ giáo dục THPT và hệ Giáo dục thường xuyên.

Cụ thể, ở khối GD THPT có 9.411 thí sinh dự thi, trong đó có 8.998 em đỗ tốt nghiệp (đạt tỷ lệ 96,88%), ở khối GDTX có 848 thí sinh dự thi, trong đó có 600 em đỗ tốt nghiệp (đạt tỷ lệ 70,75%).

Có 8 trường có tỷ lệ đỗ tốt nghiệp 100% là: THPT Bến Quan, THPT Cửa Tùng, THPT Đông Hà, THPT Lê Thế Hiếu, THPT Triệu Phong, THPT Vĩnh Định, THPT chuyên Lê Quý Đôn, Trung tâm Giáo dục thường xuyên Hải Lăng.

Cũng trong sáng 15/6, ông Nguyễn Hiệp Thống – phó Giám đốc Sở GD-ĐT Hà Nội cho biết: “Tỷ lệ HS đỗ tốt nghiệp THPT năm 2013 của Hà Nội là 97,12%; tỷ lệ đỗ tốt nghiệp ở hệ bổ túc THPT là 74,59%. So với năm 2012, tỷ lệ đỗ tốt nghiệp ở cả hai hệ đều thấp hơn. Năm trước, tỷ lệ đỗ tốt nghiệp THPT của Hà Nội là 98,24%, bổ túc THPT là 92,48%. Dự kiến trong ngày hôm nay Hà Nội sẽ công bố kết quả thi chính thức cho thí sinh”.

Điện Biên cũng đã hoàn tất công tác chấm thi cách đây hai hôm và hiện đã triển khai ký giấy chứng nhận tạm thời cho thí sinh. Ông Lê Văn Quý – Giám đốc Sở GD-ĐT Điện Biên cho hay: “Tỷ lệ đỗ tốt nghiệp hệ THPT giảm so với năm trước một ít. Đối với hệ bổ túc THPT thì giảm đến 20%”.

Tỷ lệ đỗ tốt nghiệp hệ THPT của Điện Biên là trên 94% còn hệ bổ túc THPT là gần 64%.

Hòa Bình cũng đã hoàn tất công tác chấm thi tốt nghiệp THPT năm 2013 và đang tiến hành công tác kiểm dò. Dự kiến sẽ công bố trong ngày hôm nay hoặc sáng mai. Ông Nguyễn Minh Thành – Giám đốc Sở GD-ĐT Hòa Bình cho hay: “Tỷ lệ đỗ tốt nghiệp của toàn tỉnh đạt trên 90%, con số chính xác phải đợi kiểm dò xong mới biết được”

Trước đó, Nghệ An là địa phương cả nước công bố điểm thi tốt nghiệp THPT với tỷ lệ hệ THPT đạt 96,88%, GDTX đạt 85,1%. Trong 38.597 thí sinh (TS) dự thi có 658 TS đạt loại giỏi, 5.237 TS đạt loại khá.

Qua đánh giá bước đầu có thể thấy tỷ lệ đỗ tốt nghiệp năm nay của các địa phương giảm, đặc biệt là hệ bổ túc THPT.

Chungs tooi sẽ tiếp tục cập nhật thông tin về kết quả thi tốt nghiệp ở các địa phương. Bên cạnh đó sẽ cố gắng phối hợp với các Sở GD-ĐT để có dữ liệu điểm thi cung cấp miễn phí đến các thí sinh.

6/15/2013

Tra cứu điểm thi tốt nghiệp THPT 2013


Kết quả thi tốt nghiệp THPT của thí sinh ở TP.HCM đã được công bố. Xin mời các em học sinh và phụ huynh cùng tra cứu điểm thi trên Chuyên trang tra cứu điểm thi của Bloghoc.com

Để tra cứu điểm thi tốt nghiệp THPT, mời bấm vào đây.

Giao diện Chuyên trang tra cứu điểm thi của Bolghoc.com
( Bloghoc dùng iframe có sử dụng tư liệu của website Người lao động để làm tài liệu tra cứu)


Theo thông tin từ Sở Giáo dục TP.HCM tỷ lệ đỗ tốt nghiệp THPT năm 2013 tại TPHCM là 98,94%. Hệ giáo dục thường xuyên là 85,91%.

Hai thủ khoa năm nay là em Trương Trọng Tín, trường Phổ thông Năng khiếu, ĐHQG TP.HCM (đạt 58,5 điểm ) và Nguyễn Thu Hà, trường THPT tư thục Nguyễn Khuyến, quận 10, TP.HCM (đạt 58,5 điểm). Cả hai đều bằng điểm nhau. 



6/14/2013

TPHCM:Tỷ lệ tốt nghiệp THPT đạt trên 96%

Ngày mai 15/6, Sở GD-ĐT TP.HCM sẽ chính thức công bố điểm thi tốt nghiệp THPT năm 2013. Theo thống kê sơ bộ, tỷ lệ tốt nghiệp THPT năm nay tại TP.HCM đạt trên 96%.

Trao đổi với báo chí sáng 14/5, ông Nguyễn Hoài Chương, Phó Giám đốc Sở GD-ĐT TP.HCM, Chủ tịch hội đồng chấm thi tốt nghiệp THPT 2013 tại TP.HCM cho biết: “Đúng theo dự kiến ban đầu, khoảng 15g ngày mai (15/6), Hội đồng chấm thi sẽ tổng kết kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2013 và sẽ công bố kết quả thi trên website Sở GD-ĐT TP.HCM và các phương tiện báo chí truyền thông ngay sau đó”.

Cũng theo ông Chương: “Sau khi công bố kết quả thi, tất cả thí sinh đều có quyền xin chấm phúc khảo. Thí sinh nào có nhu cầu phúc khảo sẽ nộp đơn chấm phúc khảo tại trường mình học lớp 12 trong vòng năm ngày kể từ ngày công bố kết quả.



TS dự thi tại Trường THPT Lương Thế Vinh (TP.HCM)

Về phía các trường, sau khi nhận đơn từ các thí sinh sẽ chuyển đơn đến Chủ tịch hội đồng chấm thi và tiến hành chấm phúc khảo trong một tuần sau khi hết hạn nộp đơn, kết quả phúc khảo sẽ được công bố trước kỳ thi ĐH khoảng một tuần.

Được biết, để hoàn thành công tác chấm thi tốt nghiệp THPT trước thời hạn, Sở GD-ĐT TP.HCM đã huy động hơn 3.000 giám khảo từ tất cả các trường THPT tại TP.HCM.

Theo Q.H (Dân Việt)

6/13/2013

Vì sao bầu trời xanh mà không tím?


Màu xanh lơ của bầu trời, các nhà vật lý giải thích, là do các tia sáng xanh bị tán xạ đi nhiều hơn tia sáng đỏ. Nhưng sự tán xạ này cũng mạnh không kém ở các tia tím, vậy tại sao bầu trời không phải là màu tím!


Câu trả lời, được giải thích đầy đủ đó là do mắt của người quan sát.

Ánh sáng trắng được tạo thành từ tất cả các màu đơn sắc. Các nhà vật lý cho rằng khi ánh sáng mặt trời đi vào bầu khí quyển trái đất, gặp phải các phân tử nhỏ nitơ và ôxy trên bầu trời, nó bị tán xạ, hoặc khúc xạ. Các tia sáng có bước sóng ngắn nhất (xanh và tím) bị tán xạ mạnh hơn các tia sóng dài (đỏ và vàng).Và chính những tia tán xạ này đi tới mắt chúng tạ Vì thế, khi chúng ta nhìn theo một hướng trên bầu trời, chúng ta nhìn thấy những ánh sáng bước sóng bị tán xạ nhiều nhất, thường là cuối dải màu xanh.

Vào thế kỷ 19, nhà vật lý John William Strutt (nổi tiếng với tước vị Huân tước Rayleigh) đã viết phương trình biểu diễn sự tán xạ trên bầu trời. Và gần đây, Raymond Lee từ Học viện hải quân Mỹ tiến hành đo ánh sáng trên bầu trời vào giữa trưa. Cả phương trình và phép đo đạc đều cho thấy cường độ của ánh sáng tím tới mắt ta cũng nhiều không kém gì ánh sáng xanh dương.

"Cách lý giải truyền thống về bầu trời xanh là ánh sáng mặt trời bị tán xạ - các bước sóng ngắn hơn thì tán xạ mạnh hơn các tia sóng dài. Song thực tế, một nửa lời giải thích thường bị bỏ qua: đó là bằng cách nào mắt chúng ta nhận được phổ này", Glenn Smith, một giáo sư cơ khí tại Viện Công nghệ Georgia nhận xét. Smith đã viết một bài báo để giải thích trên số mới đây của tạp chí American Journal of Physics, kết hợp vật lý ánh sáng với hệ thống thị giác của mắt người.

Mắt người nhìn được màu sắc là nhờ vào 3 loại tế bào hình nón, que và hình trụ trên võng mạc. Mỗi loại cảm nhận tương ứng với một loại ánh sáng có bước sóng khác nhau: dài, vừa và ngắn. "Bạn sẽ cần cả ba loại tế bào này mới nhìn màu chính xác được", Smith giải thích.

Khi một bước sóng ánh sáng đi đến mắt, tế bào hình nón sẽ gửi một tín hiệu tới não. Nếu là ánh sáng xanh dương với các gợn sóng ngắn, tế bào nón sẽ phát tín hiệu để não nhìn ra màu xanh. Nếu là sóng đỏ với các bước sóng dài, não sẽ nhìn thấy màu "đỏ".

Tuy nhiên cả ba loại tế bào trên đều nhạy cảm trên một khoảng rộng, có chỗ chồng chập lên nhau, điều đó có nghĩa là hai phổ khác nhau có thể gây ra cùng một phản ứng ở một nhóm các tế bào nón. Chẳng hạn nếu một sóng đỏ và sóng xanh lục đi vào mắt cùng lúc, các tế bào nón khác nhau sẽ gửi một tín hiệu mà não dịch ra là màu vàng.

Smith đã chỉ ra rằng, màu cầu vồng đa sắc của bầu trời khi đi vào mắt người sẽ được cảm nhận tương tự như sự chồng chập của ánh sáng xanh dương "nguyên chất" với ánh sáng trắng. Và đó là lý do vì sao bầu trời xanh lơ - hoặc gần như vậy.

"Mắt của bạn không thể phân biệt sự khác nhau giữa phổ tổng hợp xanh dương - tím với hỗn hợp của ánh sáng xanh dương nguyên chất và ánh sáng trắng", Smith nói.

Trong mắt các loài động vật khác, màu của bầu trời lại khác hẳn. Trừ người và một số loài linh trưởng, hầu hết động vật chỉ có hai loại tế bào hình nón thay vì ba. o­ng mật và một số loài chim nhìn ở bước sóng cực tím - loại bước sóng vô hình trước con người.

Nguồn tin: Theo hocvatly.info)

Vì sao mặt trăng lại luôn đi theo chúng ta?


Vì sao mặt trăng lại luôn đi theo chúng ta nhỉ, câu hỏi này nhiều người đã hỏi mình, nhưng chưa thể trả lời.

Nguyên do là khi ta đi bộ, chúng ta không thể không chú ý tới mọi vật xung quanh. Nhưng tầm mắt của ta lại có giới hạn. Lúc ta đi về phía trước, mọi vật gần quanh ta (chiếm khoảng lớn trong tầm nhìn) trôi đi rất nhanh, nhưng những vật ở xa (chiếm khoảng rất nhỏ trong tầm nhìn) thì trôi đi rất chậm và rất lâu mới ra khỏi tầm mắt.

Các bạn hãy nhớ lại cảm giác trên xe lửa đi với tốc độ nhanh. Bạn sẽ thấy các cột điện ở dọc đường trôi qua vùn vụt ngoài cửa sổ, nhưng cây cối, cột điện, nhà cửa ở phía xa xa thì trôi rất chậm, còn dãy núi ở tận cuối chân trời thì như dán chặt vào cửa sổ.

Hiện tượng này giống hệt như khi mặt trăng, các vì sao, cây cối, núi cao đi theo bạn. Những vật này cũng chiếm khoảng rất nhỏ trong tầm nhìn, nên bạn sẽ thấy nó rất lâu. Đặc biệt là mặt trăng, vì là vật to và sáng nhất trong đêm nên nó nổi bật hơn hẳn các vì sao và vật thể khác. Vì thế, ta luôn có cảm giác mặt trăng theo sát bước chúng ta khi ta di chuyển.

Nguồn tin: (Theo VnMedia)

6/12/2013

Tại sao xe chở chất lỏng đều có thùng xe hình tròn?


Xe chở chất lỏng là một loại phương tiện vận tải chuyên dùng để chở chất lỏng. Đặc biệt là khi chở những chất lỏng dễ cháy, dễ bay hơi như xăng, dầu, thì trên thùng xe thường có hàng chữ ” Cấm lửa”, có xe còn cắm một lá cờ nhỏ màu vàng đầu xe, ở trên đề dòng chữ ” Nguy hiểm”, những điều này đều là để nhắc nhở mọi người đi đường và xe chạy ngược chiều chú ý nhường đường.


Nếu bạn quan sát kĩ sẽ phát hiện ra thùng xe của các xe chở chất lỏng đều có hình tròn. Tại sao vậy?


Những người học qua hình học điều biết, những vật có cùng diện tích thì hình tròn có thể tích lớn nhất, nhưng đây không phải là mục đích chính khi thiết kế xe chở chất lỏng. Do xe chuyên dùng để chở chất lỏng dễ cháy hoặc các chất lỏng khác, trong thùng phải giữ lại một lượng không gian nhất định, mục đích là đề phòng chất lỏng giãn nở do nhiệt khiến cho thùng xe chịu nội ứng lực quá lớn mà bị vỡ. Thông thường, khi chuyên chở những chất lỏng dễ cháy hay các chất lỏng khác thì phải giữ lại trong bồn ít nhất 5% dung tích trống. Nhưng khi xe chạy, những chấn động do rung động cơ học của máy móc và những khoảng trống giữ lại ở trong bồn đã làm cho chất lỏng tạo thành sóng va đập vào thành bồn. Nếu bồn có hình tròn, những đợt sóng do rung đông tạo ra sẽ men theo vòng tròn của bồn rồi tản đều lên thành bồn, như vậy sẽ không tạo thành lực cộng hưởng làm vỡ bồn. Nếu bồn có dạng như container thì lực va đập của chất lỏng được tạo ra khi rung động rất dễ gây ra lực cộng hưởng. Lúc này các góc bồn do phải chịu ứng áp lực quá lớn sẽ dễ bị vỡ.

Ngoài ra, xe chở chất lỏng có bồn hình tròn thường chạy vững, khi va chạm cũng khó bị hư hỏng như xe có bồn hình vuông.

Nguồn tin: (Theo 10 vạn câu hỏi vì sao)

Thuốc nổ được phát minh như thế nào?


Thuốc nổ đen là loại thuốc nổ mà con người sử dụng sớm nhất, nó được người Trung Quốc phát minh từ hơn 1000 năm trước. Tên của thuốc nổ đen có từ đâu ? Nếu căn cứ vào tên để suy nghĩ thì thuốc nổ đen có lẽ là một loại nguyên liệu thuốc màu đen có thể nổ phát ra lửa. Nhưng, thuốc nổ sao lại liên quan đến nguyên liệu thuốc. Điều này phải bắt đầu từ những nhận thức ban đầu của con người đối với thuốc nổ.

Trong thời kỳ cổ đại, ngay từ rất sớm con người đã lấy quặng nitratkali (diêm tiêu) và lưu huỳnh để làm những nguyên liệu thuốc quan trọng rồi. Ví dụ như trong “Thần nông bản thảo kinh” thời Hán quặng nitoratkali được liệt vào vị trí số sáu trong các loại thuốc thương phẩm, nghe nói nó có thể chữa được hơn 20 loại bệnh, lưu huỳnh được liệt vào vị trí số 3 trong số các loại thuốc trung phẩm, cũng có thể trị được hơn 10 loại bệnh. Hai loại nguyên liệu thuốc này chính là những loại nguyên liệu chính để chế tạo thuốc nổ đen. Theo khảo chứng thì loại thuốc nổ sớm nhất được ra đời từ tay một nhà luyện đơn. Ở thời cổ đại , để thoả mãn ham muốn trường thọ bất lão của mình, các bậc đế vương phong kiến đã chỉ định một nhóm thuật sĩ đốt lò để nghiên cứu và điều chế đơn dược. Các thuật sĩ luyện đơn đã tiến hành các thí nghiệm như phân li, hoà tan, chưng cất, thăng hoa, đốt… nhiều loại vật chất. Đây có lẽ là hình thức thí nghiệm hoá học sớm nhất mà con người đã làm. Thuật luyện đơn tuy bắt nguồn từ mơ ước của các bậc đế vương nhưng hoạt động thực tiến của nó lại có tác dụng thúc đẩy đối với sự phát triển của khoa học. Một số tác phẩm nổi tiếng của các nhà luyện đơn đựoc lưu truyền hậu thế đã thể hiện những nhận thức tạo nên vật chất của người xưa. Thuốc nổ đen chính là một trong những ví dụ điển hình.

Những nhà luyện đơn Trung Quốc đã tiếp xúc với các vật chất như quặng nitơratkali, lưu huỳnh và than gỗ từ rất sớm và nhận thức được rằng khi chúng trộn lẫn cọ xát hoặc va đập với nhau thì thường sẽ xảy ra cháy có tính nổ. Nhà luyện đơn thời Hán là Ngụy Bá Dương đã dùng lưu huỳnh để kiểm nghiệm quặng nitơratkali là thật hay giả. Qua cọ xát mạnh, nếu đúng là quặng nitơratkali thì gặp lưu huỳnh nó sẽ cháy rất nhanh. Nhà luyện đơn thời Nam Bắc triều Đào Hoằng Cảnh cũng chỉ ra chính xác rằng, quặng nitơratkali gặp than gỗ đỏ và nóng sẽ xảy ra cháy mang tính nổ. Trong những năm đầu của triều Đường trong cuốn sách “Đan kinh” nhà luyện đơn Tôn Tư Mạo đã viết về cách lấy ba thứ là quặng nitoratkali, lưu huỳnh và bột than trộn theo tỷ lệ nhất định thành thuốc nổ đen.Từ đó có thể thấy rằng, lúc đó mọi người đã nắm được đầy đủ về cách chế tạo và tính chất của thuốc nổ đen.

Trong những năm cuối triều Đường thuốc nổ đen bắt đầu được dùng vào lĩnh vực quân sự, thành phần và tỷ lệ thuốc nổ cũng chính xác hơn, quặng nitoratkali 75%, bột than 15%, lưu huỳnh 10%. Đến triều Tống, quy mô sản xuất thuốc nổ liên tục được mở rộng, đất nước còn thành lập các “công thành tác” (xưởng công binh) trong đó có xưởng chuyên sản xuất thuốc nổ đen – lò luyện thuốc nổ, quy mô từ mấy tấn đến mấy chục tấn một ngày. Năm thứ tư đời Bắc Tống (Năm 1040 Công nguyên) trong “võ kinh tổng yếu” do Tăng Công Lượng biên soạn đã viết về cái tên “thuốc nổ” và tỷ lệ điều chế có liên quan. Trong tỷ lệ điều chế, ngoài quặng nitoratkali, lưu huỳnh , than ra còn có thêm các vật dễ cháy như axit sunfuric, nhựa thông, sáp ong, sơn khô…

Khoảng đầu thời kỳ Nam Tống, việc chế tạo thuốc nổ đen được đưa vào trong dân gian . Khi ăn Tết người dân đã dùng thuốc nổ đen để chế tạo pháo và pháo hoa để đốt. Phong tục này còn được giữ cho đến ngày nay.

Thuốc nổ đen là một loại chất hỗn hợp: Quặng nitơratkali là chất oxy hoá sinh ra oxy kích thích cháy, lưu huỳnh và than là những chất có thể cháy, khi cháy kết hợp với oxy hoá sinh ra các thể khí như S02 , CO2. Nhiệt độ bốc cháy của lưu huỳnh thấp hơn than làm cho thuốc nổ dễ cháy hơn, đồng thời lưu huỳnh còn kiêm luôn vai trò làm chất kết dính nữa. Thuốc nổ đen khi cháy có thể sinh ra một lượng lớn nhiệt và khí lớn, làm cho không khí xung quanh dãn nở nhanh mạnh, đột ngột tạo ra hiện tượng nổ.

Thuốc nổ là một trong những phát minh lớn của Trung Quốc, sau đó truyền từ Trung Quốc qua ẤN Độ, rồi xâm nhập vào vùng Ả Rập, rồi lại từ Arập qua các nước như Tây Ban Nha để xâm nhập vào Châu Âu. Do đó Châu Âu xuất hiện thuốc nổ chậm hơn Trung Quốc vài trăm năm. Việc phát minh ra thuốc nổ không những chấm dứt thời kỳ chiến tranh lạnh về mặt quân sự mà còn phát huy được uy lực to lớn trong việc xây dựng các công trình và trong sản xuất công nghiệp. Do đó, thuốc nổ đen đựơc coi là mốc quan trọng trong lịch sử hoá học .

Nguồn tin: (Theo Kiến Thức Ngày Nay)

Tại sao lốp xe có màu đen?


Đã bao giờ bạn tự hỏi, tại sao lốp xe ô tô nào cũng màu đen? Tại sao ca sĩ Pink hay ngôi sao “lắm chiêu” Paris Hilton không tậu cho mình chiếc xe có bộ lốp màu...hồng? Hãy cùng tìm hiểu nhé.

Đã có thời kỳ những chiếc xe cổ mang bộ lốp màu trắng khiết của cao su. Một số được các nhà sản xuất sử dụng chất nhuộm nên lốp xe có màu xám nhạt, vàng nhạt, hoặc be.


Những chiếc lốp khá bắt mắt này khi để lâu sẽ nhanh chóng bị khô cứng, biến màu và nứt rách, gây phiền hà cho chủ xe. Hiện tượng “chết khô” của lốp như vậy khiến các ông chủ phải khốn đốn và chi một khoản không hề nhỏ vào lốp xe khi đậu xe trong thời gian dài.

Nhân tố chính gây ra hiện tượng xuống cấp ở lốp là do cao su và các chất tổng hợp khác chịu tác động của ozone, một chất khí không mùi và tồn tại trong khí quyển. Khi ozone kết hợp với tia tử ngoại trong ánh nắng mặt trời sẽ gây ra phản ứng hoá học, gây hại đến lốp xe po-ly-me.

Các nhà khoa học đã phát minh ra một loại chất có thể ngăn ngừa tác hại này, đó là các phân tử bình ổn có tên gọi là “chất hấp thụ cạnh tranh” (competitive absorber). Chất này sẽ giữ và hấp thụ tia cực tím, chuyển thành dạng nhiệt phát tán vào môi trường. Phát minh này nhanh chóng được áp dụng trong công nghệ sản xuất lốp. Tất cả các nhà sản xuất lốp đều sử dụng cùng một chất hấp thụ là bột các-bon đen. Bột này rất mịn, không mùi, sản xuất bằng cách phân hủy nhiệt khí đốt thiên nhiên hay dầu hỏa. Nó chiếm 30% trong nguyên liệu làm vỏ lốp mà thành phần chính là cao su thiên nhiên hay nhân tạo. Carbon có tác dụng chống bào mòn vỏ lốp, hút tia cực tím và giúp cao su khỏi bị nứt nẻ, làm tuổi thọ sản phẩm tăng đến 5 lần. Đó chính là lý do tại sao mọi lốp xe đều màu đen.

Tất nhiên chất hấp thụ này sẽ chịu ăn mòn thay thế khi tác động với ozone và tia tử ngoại. Sau một thời gian, các-bon sẽ mất khả năng hấp thụ và biến thành màu xám. Đấy là lý do tại sao khi bị lão hoá, lốp xe thường đổi màu.
Để tăng thêm khả năng đối phó với ozone, các nhà sản xuất lốp còn trộn thêm hợp chất dạng sáp vào công thức này. Lốp sẽ co giãn khi chuyển động, khiến cho các phân tử sáp di chuyển tới bề mặt, tạo nên một lớp bảo vệ giữa không khí (chứa ôxi, ozone) và polime lốp. Trong công nghiệp chế tạo lớp, quá trình này gọi là quá trình phủ blooming. Khi xe đậu trong một thời gian dài, quá trình blooming không diễn ra do không có chuyển động của lốp, ozone và tia cực tím tiếp tục tấn công vào mặt lốp.
Cầu kỳ hơn, khách hàng có thể tự bảo vệ thêm cho lốp bằng cách sử dụng một sản phẩm khác làm chậm tác động của ozone và UV là chất bảo vệ 303 Aerospace Protectant. Khi xịt chất này lên bề mặt lốp, lốp xe sẽ được bảo vệ tương đương với “bôi” một lớp kem chống nắng SPF 40.

Có lẽ bạn đã hiểu tại sao lốp xe ô tô ngày nay lại có màu đen và một số bí quyết "dưỡng lốp chống nắng". Bên cạnh lý do kỹ thuật, rõ ràng, màu đen cũng tạo thêm nét khoẻ khoắn, phù hợp với mọi màu sơn xe và không bám bẩn như các màu sắc sáng khác. Do vậy, nếu như Pink hay Paris Hilton muốn có chiếc xe với những chiếc lốp màu hồng, cách duy nhất có lẽ là...mua sơn về tự sơn lại.


Nguồn tin: (Theo Kiến Thức Ngày Nay)

Tại sao tin nhắn SMS chỉ có 160 ký tự?


Một mình trong căn phòng ở Bonn (Đức), Friedhelm Hillebrand gõ vu vơ vào máy đánh chữ rồi đếm lượng chữ cái, số, dấu, khoảng cách và nhận thấy mỗi câu dù dài 1 hay 2 dòng đều chứa chưa tới 160 ký tự. Con số kỳ lạ này giúp nhà nghiên cứu khoa học Hillebrand thiết lập chuẩn cho một trong những mô hình liên lạc số phổ biến nhất hiện nay: tin nhắn SMS (Short Message Service). "Nó đầy đủ một cách hoàn hảo", ông nhớ lại chuyện diễn ra năm 1985 khi ông 45 tuổi.


Nhà nghiên cứu khoa học Hillebrand

Khi đó, Hillebrand và một nhóm nghiên cứu đang lên kế hoạch chuẩn hóa công nghệ cho phép điện thoại di động truyền và hiển thị thông điệp dưới dạng văn bản (text message). Do hạn chế về băng thông của mạng không dây, mỗi tin nhắn cần được rút gọn càng ngắn càng tốt.

Hillebrand cũng tranh luận với một người bạn rằng liệu 160 ký tự có đủ để truyền tải điều người gửi muốn nói. "Bạn tôi nghĩ mô hình này chẳng thể phổ biến hay được số đông chấp nhận. Nhưng tôi lạc quan hơn thế", Hillebrand nói.

Sự lạc quan của ông đã đem đến kết quả bất ngờ: Tin nhắn trở thành hình thức liên lạc qua điện thoại di động được ưa chuộng trên toàn thế giới. Người Mỹ gửi SMS còn nhiều hơn gọi điện (trung bình mỗi người gửi 357 tin nhắn/tháng so với 204 cuộc gọi trong quý II/2008). Twitter, mạng xã hội ngày một mở rộng trên Internet, đã áp dụng thành công kiểu thông điệp ngắn và được cả người nổi tiếng như tổng thống Mỹ Barack Obama yêu thích. Tin nhắn Twitter chỉ có 140 ký tự và 20 ký tự còn lại dành cho địa chỉ của người sử dụng. 

Tuy nhiên, vào thời điểm đó, thuyết phục mọi người chấp nhận không hề dễ dàng. Không có lấy một nghiên cứu thị trường và những gì Hillebrand làm chỉ dựa trên lý lẽ rằng bưu thiếp thường chứa ít hơn 150 ký tự và các thông điệp được gửi qua máy điện báo (telex) cũng có độ dài tương đương nội dung trong bưu thiếp.

Ngoài ra, độ dài không phải hạn chế duy nhất của tin nhắn. Việc nhập liệu cũng rất khó khăn vì nhiều chữ cái được xếp trên cùng một phím số, khiến đôi khi người sử dụng phải bấm tới 3-4 lần mới chọn được chữ mình cần. Ngày nay, sự ra đời của các phần mềm như T9, bàn phím Qwerty, màn hình cảm ứng… giúp quá trình này bớt vất vả hơn.

Hai điểm yếu này vẫn đang tồn tại nhưng tin nhắn vẫn được ưa chuộng. "Không thể ngờ giới trẻ thích dùng nó đến thế", Hillebrand nhận xét và cho biết ông cảm thấy thú vị khi những cặp đôi chia tay nhau qua tin nhắn.

Với quyết định mang tính đột phá trong ngành di động, nhiều người tin Hillebrand sẽ giàu sụ. Nhưng SMS không được đăng ký bản quyền và ông không nhận được bất cứ xu nào mỗi khi có ai đó gửi tin nhắn, nhưng "điều đó cũng không sao cả", ông nói.

Nguồn tin: (Theo Kiến Thức Ngày Nay)

Có hay không động cơ vĩnh cửu?


Một số nhà phát minh nghiệp dư thường cố công đi tìm thứ động cơ vĩnh cửu, và đồ án của họ quy về một điều như sau: nối động cơ điện với dyamo bằng dây cua roa, rồi lấy dây điện nối từ dyamo tới động cơ…

Nếu làm cho dyamo chuyển động trước thì điện do nó sản xuất ra sẽ truyền tới động cơ điện và làm cho động cơ điện chuyển động, thế nhưng năng lượng do động cơ điện sản xuất ra sẽ qua dây cua roa truyền tới trục dyamo làm cho dyamo chuyển động. Thế là, nhà phát minh cho rằng hai cái máy đó sẽ vận chuyển lẫn nhau, và chuyển động cứ tiếp tục mãi mãi, cho đến khi cả hai máy đều mòn mới thôi.


Với các nhà phát minh thì ý nghĩa đó quả là rất hấp dẫn, nhưng trên thực tế cho thấy rõ ràng trong điều kiện ấy, cả hai máy đều không làm việc được.

Hãy cứ cho rằng hiệu suất của mỗi máy đều là 100% đi nữa, chúng ta cũng chỉ có thể làm cho chúng chuyển động vĩnh viễn theo phương pháp nói trên trong điều kiện hoàn toàn không có ma sát. Hai cái máy nối với nhau như trên (theo ngôn ngữ của các kỹ sư thì gọi là “máy liên hợp”) về thực chất là một cái máy, phải tự mình làm cho mình chuyển động. Trong trường hợp không có ma sát, máy liên hợp mới có thể chuyển động vĩnh viễn được giống như bất kỳ một ròng rọc nào đó, nhưng sự chuyển động này hẳng có ích lợi gì hết: bởi vì, hễ bạn bắt loại “động cơ” này thực hiện một công bên ngoài là lập tức nó dừng lại ngay. Cho nên, ở đây chỉ có thể nói đến “chuyển động vĩnh cửu” chứ không có “động cơ vĩnh cửu”. Còn khi có ma sát thì máy liên hợp hoàn toàn không chuyển động được.

Điều kỳ lạ là, những người bị lôi cuốn vào ý nghĩ đó lại không nghĩ tới việc thực hiện ý nghĩ theo một cách đơn giản hơn: nối hai ròng rọc nào đó với nhau bằng dây cua roa rồi quay một ròng rọc. Dựa theo logic của việc nối các máy móc vừa nói ở trên, chúng ta cũng cần hy vọng rằng ròng rọc thứ nhất làm quay ròng rọc thứ hai, rồi cái thứ hai sẽ lại làm quay cái thứ nhất. Cũng có thể dùng một ròng rọc thôi: khi ta quay nó thì phần bên phải sẽ làm quay phần bên trải của nó, rồi sự chuyển động của phần bên trái sẽ duy trì chuyển động của phần bên phải… Sự vô nghĩa trong hai trường hợp sau này quá rõ rệt, nên chẳng ai thích những đồ án tương tự như thế nữa. Xét cho cùng, cả ba “động cơ vĩnh cửu” ở trên đều xuất phát từ cùng một ý nghĩ sai lầm.

Nguồn tin: (Theo Kiến Thức Ngày Nay)

Tại sao khi quạt lại thấy mát?


Khi phe phẩy quạt, chúng ta đã xua đuổi lớp không khí nóng ở mặt đi và thay thế nó bằng lớp không khí lạnh. Tới lúc lớp khí mới này nóng lên thì nó lại được thay thế bằng một lớp không khí chưa nóng khác... Chính vì thế, ta luôn cảm thấy dễ chịu.


Thực tế, sau khi lớp không khí trực tiếp dính sát vào mặt ta nóng lên thì nó trở thành cái chụp không khí vô hình úp vào mặt chúng ta, "ủ nóng" mặt chúng ta, nghĩa là làm trì hoãn sự tiếp tục mất nhiệt ở đó. Nếu lớp không khí này không lưu động thì nó chỉ bị không khí lạnh ở xung quanh (và nặng hơn) đẩy lên trên một cách hết sức chậm chạp.

Nhưng khi chúng ta lấy quạt xua "cái chụp" ấy đi thì mặt chúng ta sẽ luôn tiếp xúc với những lớp không khí mới chưa nóng lên, và truyền nhiệt sang các lớp không khí ấy. Từ đó, thân thể chúng ta lạnh đi và cảm thấy mát mẻ dễ chịu.

Điều đó cũng có nghĩa là, trong một căn phòng có đông người, việc phe phẩy quạt giúp ta cảm thấy mát mẻ, bằng cách lấy đi không khí lạnh xung quanh những người khác, và đẩy không khí nóng về phía họ.

(Theo Vật lý vui)

Chấm thi tốt nghiệp THPT 2013 ở Hà Nội: Điểm cao môn Văn


Với những bài đã được chấm chung, nhận định ban đầu của hội đồng chấm thi là điểm tốt nghiệp môn Văn năm nay của thí sinh sẽ khá cao. Với những bài đã chấm, các em đều làm được bài và đặc biệt ở câu hỏi mở thí sinh được chấm 2,5/3 điểm là khá nhiều.

Nhiều bài của thí sinh đã viết rất xúc động, thể hiện sự chín chắn, sâu sắc dù các em mới 18 tuổi. Nhận định ban đầu của hội đồng chấm thi là điểm môn Văn năm nay của thí sinh sẽ khá cao. 

Chiều 7-6, Hà Nội đã tiến hành chấm chung các bài thi tốt nghiệp THPT 2013 để thảo luận và thống nhất cách chấm theo đáp án và thang điểm của Bộ GD-ĐT. Theo đó, môn Văn được cho là còn nhiều thắc mắc về cách chấm điểm câu hỏi mở đã được hội đồng chấm thi thống nhất cho điểm tối đa với bài làm gây xúc động mạnh.

Câu hỏi mở giúp thí sinh có hứng thú làm bài tốt môn Văn
“Điểm Văn năm nay sẽ cao”

Đây là nhận định ban đầu của cô Nguyễn Kim Anh, giáo viên môn Văn trường THPT Phan Huy Chú sau buổi chấm thi đầu tiên tại Hà Nội. Sau khi thảo luận kỹ về hướng dẫn chấm thi của Bộ GD-ĐT với các câu hỏi trong đề thi, đặc biệt là câu hỏi mở về hành động dũng cảm cứu người của học sinh Nguyễn Văn Nam, cô Nguyễn Kim Anh cho biết, các giáo viên chấm thi đều không gặp khó khăn gì trong quá trình chấm bài. “Hướng dẫn của Bộ GD-ĐT đi vào chi tiết cụ thể nhưng lại không dập khuôn. Học sinh có thể không viết đủ ý nhưng vẫn có khả năng được cho điểm tối đa ở câu hỏi mở nếu bài văn thể hiện sự đào sâu suy nghĩ, có tính thuyết phục cao. Đã có 2 bài được chấm điểm tối đa (3 điểm) cho câu hỏi mở sau khi giáo viên của hội đồng chấm thi cùng thống nhất. Bài viết của thí sinh đã viết rất xúc động, thể hiện sự chín chắn, sâu sắc dù các em mới 18 tuổi” - cô Nguyễn Kim Anh cho biết.

Với những bài đã được chấm chung, nhận định ban đầu của hội đồng chấm thi là điểm môn Văn năm nay của thí sinh sẽ khá cao. Với những bài đã chấm, các em đều làm được bài và đặc biệt ở câu hỏi mở thí sinh được chấm 2,5/3 điểm là khá nhiều. “Phần noi gương được các em mở rộng ra nhiều hướng thay vì chỉ đi vào bàn luận có nhảy xuống cứu người để bản thân thiệt mạng như nhiều ý kiến bàn luận trên phương tiện thông tin đại chúng mấy ngày gần đây. Đa số các em đều thấy được gương hy sinh của Nam đáng để học tập và từ đó mới thấy là các em hoàn toàn có thể làm tốt hơn những việc nhỏ bé hàng ngày trong đối xử với bạn bè, gia đình…” - cô Nguyễn Kim Anh khẳng định.

Dự kiến công bố kết quả thi vào 15-6

Theo lãnh đạo Sở GD-ĐT Hà Nội, Hà Nội dự kiến sẽ kết thúc việc chấm thi và công bố kết quả tốt nghiệp tạm thời cho thí sinh vào khoảng 15-6. Để đảm bảo đúng tiến độ với lượng bài thi lớn nhất cả nước, được biết Hà Nội đã phải huy động 1.528 cán bộ giáo viên tham gia chấm thi. Theo ông Nguyễn Hiệp Thống, Phó Giám đốc Sở GD-ĐT Hà Nội, bài thi của hơn 76.000 thí sinh toàn thành phố được tập trung về một hội đồng chấm thi, chia thành 1 hội đồng phách, 3 phân hội đồng chấm môn tự luận, 1 hội đồng chấm trắc nghiệm với đội ngũ giáo viên nhiều kinh nghiệm lựa chọn từ các trường THPT của Hà Nội.

Năm nay, các tỉnh thành sẽ tự chấm bài thi học sinh tỉnh mình, không phải chuyển bài thi sang tỉnh khác theo quy trình chấm chéo, thời gian chấm thi có thể rút ngắn hơn khoảng hai ngày. Để đảm bảo công bằng trong công tác chấm thi, năm nay, theo ông Phạm Ngọc Trúc, Phó Chánh thanh tra Bộ GD-ĐT, ngoài lực lượng thanh tra của các địa phương trực tiếp giám sát quy trình chấm thi, trong đó có việc chấm kiểm tra ít nhất 5% số bài thi/môn, Bộ GD-ĐT sẽ cử các đoàn thanh tra chấm thi tới các địa phương. “Nếu trong quá trình chấm thi phát hiện có dấu hiệu tiêu cực nảy sinh từ khâu coi thi sẽ truy ngược trở lại trách nhiệm của cán bộ coi thi, lãnh đạo hội đồng coi thi” - ông Nguyễn Ngọc Trúc cho biết. Theo yêu cầu của Bộ GD-ĐT, chậm nhất là ngày18-6, các tỉnh thành phải hoàn tất công việc chấm thi, ghép điểm và công bố cho thí sinh.

Tin bài gốc: anninhthudo

6/11/2013

Thi đại học không quá 40 thí sinh/phòng

Đây là quy định cứng của Bộ GD-ĐT đưa ra để tất cả hội đồng thi tuyển sinh ĐH, CĐ phải tuân theo và nằm trong nội dung thanh tra, kiểm tra đối với ban coi thi năm 2013.

Đặc biệt, cán bộ thanh tra không được làm thay nhiệm vụ của hội đồng coi thi, chấm thi. Nghĩa là khi phát hiện thí sinh vi phạm quy chế, cán bộ thanh tra phải kiên quyết yêu cầu cán bộ coi thi xử lý theo quy định, và nếu phát hiện lãnh đạo, cán bộ coi thi, cán bộ chấm thi, nhân viên phục vụ coi thi, chấm thi vi phạm quy chế hoặc có hành vi thiếu trách nhiệm thì thanh tra cũng yêu cầu lãnh đạo hội đồng tuyển sinh, hiệu trưởng cơ sở giáo dục đại học lập biên bản theo quy định và lập biên bản ghi nhớ, theo dõi việc xử lý.


Ảnh minh họa

Trong trường hợp xảy ra tình huống ngoài dự kiến (giao nhầm đề thi, phát hiện nội dung đề thi có sai sót, có dấu hiệu lộ đề thi, khu vực thi bị mất trật tự nghiêm trọng ...), đoàn thanh tra Bộ GD-ĐT phải báo cáo về bộ để chỉ đạo xử lý kịp thời, hạn chế hậu quả tiêu cực.

Nguồn: TTO

Tỉ lệ chọi Đại học Tài chính Marketing


Tỉ lệ chọi Đại học Tài chính Marketing 2013 được công bố chính thức tại đây, theo đó tỷ lệ chọi sẽ là 5.5, tổng số hồ sơ đăng ký dự thi vào trường là 22.000, giảm gần 10.000 so với năm 2012.


Tỉ lệ chọi đại học Tài chính Marketing 2013:


STT
Đại học Tài chính Marketing - DMS
Hơ đăng ký dự thi
Chỉ tiêu tuyển sinh
Tỷ lệ chọi(theo số người ĐKDT)
1
Quản trị kinh doanh
3.626
500
1/7.25
2
Quản trị khách sạn
4.884
200
1/24.42
3
Marketing
3.425
450
1/7.61
4
Bất động sản
476
200
1/2.38
5
Kinh doanh quốc tế
3.069
450
1/6.82
6
Tài chính - Ngân hàng
2.813
1.050
1/2.68
7
Kế toán
967
450
1/2.15
8
Hệ thống thông tin quản lý
226
150
1/1.51
9
Ngôn ngữ Anh
515
150
1/3.43
10
Quản trị DV du lịch và Lữ hành
373
200
1/1.87
11
Quản trị nhà hàng và DV ăn uống
139
100
1/1.39

Tổng cộng:
20.513
3.900
1/5.25

Tỉ lệ chọi Đại học Tài chính Marketing năm 2012:

Trường ĐH Tài chính - marketing đã chính thức công bố thống kê hồ sơ ĐKDT theo ngành. Theo đó tổng số hồ sơ ĐKDT của trường năm nay ở bậc ĐH là 27.842 (khối A: 15.890, khối D1: 11.952). Trong đó, ngành quản trị kinh doanh có số hồ sơ ĐKDT nhiều nhất với 7.325, kế tiếp là ngành tài chính ngân hàng 5.170, marketing 4.104, quản trị khách sạn 3.816, kế toán 3.310 hồ sơ. Những ngành có ít hồ sơ gồm: bất động sản 329, hệ thống thông tin quản lý 552, ngôn ngữ Anh 1.350, kinh doanh quốc tế 1.886 hồ sơ.\

Tỉ lệ chọi chi tiết các ngành như sau:


- Kế toán
3.310
200
1/16,6
- Quản trị kinh doanh
7.325
450
1/16,3
- Quản trị khách sạn
3.816
240
1/16
- Marketing
4.104
260
1/15,8
- Bất động sản
329
100
1/3,3
- Kinh doanh quốc tế
1.886
250
1/7,5
- Tài chính ngân hàng
5.170
700
1/7,4
- Hệ thống thông tin quản lý
552
100
1/5,5
- Ngôn ngữ Anh
1.350
100
1/13,5

Thực hiện theo quy định của Bộ GD-ĐT, năm 2012 trường không tổ chức cho thí sinh xét tuyển nguyện vọng bổ sung trong ngày làm thủ tục dự thi như thông báo ban đầu.
Chỉ tiêu từng ngành của trường:

Ngành/Chuyên ngành đào tạo
Mã ngành
Khối
Chỉ tiêu
Các ngành đào tạo bậc đại học:


2.400
Ngành quản trị kinh doanh: gồm các chuyên ngành
D340101
A, D1

- Quản trị kinh doanh tổng hợp



- Quản trị bán hàng



- Thẩm định giá



Ngành quản trị khách sạn: gồm các chuyên ngành (mới)
D340107
A, D1

- Quản trị khách sạn – nhà hàng



- Quản trị dịch vụ giải trí



- Du lịch lữ hành



Ngành marketing: gồm các chuyên ngành
D340115
A, D1

- Marketing tổng hợp



- Quản trị thương hiệu



Ngành bất động sản: gồm các chuyên ngành (mới)
D340116
A, D1

- Kinh doanh bất động sản



- Quản trị bất động sản



Ngành kinh doanh quốc tế: gồm các chuyên ngành (mới)
D340120
A, D1

- Quản trị kinh doanh quốc tế



- Thương mại quốc tế



Ngành tài chính – ngân hàng: gồm các chuyên ngành
D340201
A, D1

- Tài chính doanh nghiệp



- Ngân hàng



- Thuế



- Hải quan



Ngành kế toán: gồm các chuyên ngành
D340301
A, D1

- Kế toán doanh nghiệp



- Kế toán ngân hàng



Ngành hệ thống thông tin quản lý: gồm các chuyên ngành
D340405


- Tin học ứng dụng trong kinh doanh



- Tin học kế toán



- Tin học ứng dụng trong thương mại điện tử



Ngành ngôn ngữ Anh:
D220201
D1

- Chuyên ngành tiếng Anh kinh doanh



Các ngành đào tạo bậc cao đẳng:


1.600
Ngành quản trị kinh doanh: gồm các chuyên ngành
C340101
A, D1

- Quản trị kinh doanh tổng hợp



- Quản trị bán hàng



- Thẩm định giá



- Kinh doanh quốc tế



- Thương mại quốc tế



Ngành quản trị khách sạn: gồm các chuyên ngành (mới)
C340107
A, D1

- Quản trị khách sạn – nhà hàng



- Quản trị dịch vụ giải trí



- Du lịch lữ hành



Ngành marketing: gồm các chuyên ngành
C340115
A, D1

- Marketing tổng hợp



- Quản trị thương hiệu



Ngành tài chính – ngân hàng: gồm các chuyên ngành
C340201
A, D1

- Tài chính doanh nghiệp



- Ngân hàng



- Thuế



- Hải quan



Ngành kế toán: gồm các chuyên ngành
C340301
A, D1

- Kế toán doanh nghiệp



- Kế toán ngân hàng




Tỷ lệ chọi Đại học Tài chính Marketing năm 2011:

Trường / Ngành
Hồ sơ
đăng ký
Chỉ tiêu
Tỉ lệ “chọi”
ÐH TÀI CHÍNH - MARKETING (DMS)
29.850
2.800

Các ngành đào tạo đại học
26.220
1.400
18,7
Các ngành đào tạo cao đẳng
3.630
1.400
2,5

Ads

Copyright © Blog.TranMinhHai.Net | Powered by Blogger

Design by Anders Noren | Blogger Theme by NewBloggerThemes.com

http://sh.st/bx5uw http://sh.st/bb4GC http://sh.st/bWGMJ http://sh.st/bHUHu