http://freemmo4vn.blogspot.com

Hot News


- TTKH
- Baymack - Get money by watch videos.

==================================

5/27/2013

Tuyển sinh 2013: Nhiều trường nói không với thí sinh liên thông

Có thể thấy, quyền lợi của người học nghiêm túc bị ảnh hưởng khi hàng loạt trường từ chối tuyển sinh với thí sinh dưới 36 tháng chỉ vì... ngại khó. Tuy nhiên, những trường tuân thủ quy định, tạo điều kiện cho thí sinh dự thi lại đối diện với nhiều rối rắm.



Không mặn mà với hồ sơ thi liên thông

Năm 2013, Thông tư 55 Bộ GD-ĐT quy định thí sinh tốt nghiệp trung cấp, cao đẳng dưới 36 tháng phải thi liên thông lên cao đẳng (CĐ), đại học (ĐH) trong kỳ thi 3 chung. Trước khi thí sinh làm hồ sơ đăng ký dự thi, hàng loạt trường cho biết sẽ ngưng tuyển sinh liên thông chính quy đối với đối tượng thí sinh dưới 36 tháng.

Lường trước những phức tạp trong khâu tổ chức đào tạo đối với thí sinh thi liên thông dưới 36 tháng, trước ngày thí sinh làm hồ sơ đăng ký dự thi, hàng loạt trường ĐH lớn như Đại học Sư phạm TPHCM, Đại học Tôn Đức Thắng, Đại học Sài Gòn, Đại học Tài chính Marketing đã nói không với đối tượng thí sinh này.

Lý giải về điều này, Th.S Mỵ Giang Sơn, Trưởng phòng Đào tạo Trường ĐH Sài Gòn, cho biết: “Quy định này quá mới mẻ và rất phức tạp trong khâu tổ chức thi và tổ chức đào tạo nên trường không tuyển sinh, đến khi nào công tác chuẩn bị tốt rồi mới tuyển sinh”.

Với những trường ra thông báo tuyển sinh đối với thí sinh dưới 36 tháng thì hiện đang rối vì lượng hồ sơ quá ít so với dự kiến. Trường ĐH Nông Lâm TPHCM tổng lượng hồ sơ gần 47.000 nhưng chỉ có 270 hồ sơ liên thông đăng ký vào các ngành như quản lý đất đai, trồng trọt. Trường ĐH Kinh tế TPHCM nhận được chưa tới 20 hồ sơ liên thông, nhưng cũng không rõ các thí sinh này đã tốt nghiệp CĐ hay chưa. Còn trường ĐH Khoa học Tự nhiên (ĐH Quốc gia TPHCM) có chưa tới 100 hồ sơ đăng ký thi liên thông.

Nhìn chung, nhiều trường thừa nhận chưa có phương án cụ thể đối với thí sinh thi liên thông dưới 36 tháng. Tất cả đều phải chờ kết quả thi tuyển sinh có bao nhiêu thí sinh đậu rồi mới đưa ra kế hoạch cụ thể.

Trong khi đó, Trường Đại học Nông Lâm TPHCM lại đưa ra 2 phương án. Theo TS Trần Đình Lý, Trưởng phòng Đào tạo nhà trường, với 270 hồ sơ đăng ký thi liên thông thì không biết có bao nhiêu thí sinh đậu. Nếu đậu và đủ số lượng, trường sẽ mở lớp đào tạo riêng. Nếu số thí sinh đậu không đủ lớp hoặc quá ít buộc phải bố trí các em học chung với thí sinh thi liên thông từ 36 tháng trở lên, tổ chức vào tháng 12. Đó là chưa nói đến phương án xem xét thí sinh đăng ký thi có đúng với ngành quy định hay không, vì rất nhiều hồ sơ đăng ký dự thi được các sở GD-ĐT thu nhận nhưng không kiểm tra bằng tốt nghiệp, ngành đã học…

Thông tư 55 được xem như là giải pháp quyết liệt để ngăn chặn việc đào tạo liên thông tràn lan và quá dễ dãi. Tuy nhiên, những trở ngại của thông tư này không chỉ người học mà ngay cả các cơ sở đào tạo cũng phải gánh chịu.

Có thể thấy, quyền lợi của người học nghiêm túc bị ảnh hưởng khi hàng loạt trường từ chối tuyển sinh với thí sinh dưới 36 tháng chỉ vì... ngại khó. Tuy nhiên, những trường tuân thủ quy định, tạo điều kiện cho thí sinh dự thi lại đối diện với nhiều rối rắm.

Thực tế cho thấy, hiện nay các trường đã đào tạo theo tín chỉ nên việc bố trí đào tạo các thí sinh thi liên thông dưới 36 tháng trúng tuyển cũng không gặp nhiều trở ngại.

Những bước cần biết khi du học Anh


Việt Nam đang có hàng trăm công ty dịch vụ nhận giúp học sinh làm thủ tục tuyển sinh, hoặc đứng ra làm văn phòng đại diện tuyển sinh, cho các trường của Anh. Đây chính là địa điểm đầu tiên mà sinh viên thử trình bày ý định du học.

Các công ty sẽ tư vấn cụ thể cho từng học sinh, sinh viên về đất nước, rồi về trường và về khóa học sao cho phù hợp với nhu cầu và trình độ của học sinh. Nhiều công ty dịch vụ du học đảm trách thị trường Anh không thu lệ phí tư vấn cho sinh viên.



Có thể do chênh lệch về khoản tiền thu được qua hợp đồng ký với các trường mà công ty tư vấn có thể có thiên hướng đưa nhiều sinh viên vào trường này hơn là trường kia. Tuy nhiên, thực tế học sinh thường quan tâm đến chất lượng đào tạo, thứ hạng của trường nên có thể chấp nhận mức học phí cao.

Thông tin miễn phí

Ngoài chuyện hỏi thông tin miễn phí từ các văn phòng du học, người Việt Nam có ý định sang Anh du học có thể lấy thông tin từ các chi nhánh của Hội đồng Anh, tức là British Council. Văn phòng của British Council có ở Hà Nội và TP HCM, hoặc trên mạng ở địa chỉ http://www.britcouncil.org/vietnam. Có thể liên hệ với nhóm cựu sinh viên đã tốt nghiệp ở Anh qua trang mạng www.ukav.org hoặc truy cập vào trang mạng của từng trường đại học để tìm thêm thông tin.
Thông tin chính xác

Trong một thị trường khá nhiều cạnh tranh như thị trường du học, thông tin thường không đảm bảo hoàn toàn độ tin cậy, có khi sai lạc. Hiện tại Việt Nam có dư luận rằng, nếu đưa con đi học ở Anh từ thời gian trung học thì sau 3 năm sẽ tự động được hưởng quy chế gọi là home student ở nước Anh, và như vậy học phí sẽ rẻ hơn. Tuy nhiên, ông Clive Wood cho hay không có văn bản chính xác nào về chuyện đó. “Tôi chỉ nghe có một vài trường quảng cáo như vậy, mà chủ yếu là các trường tư. Tôi nghĩ sinh viên nên lấy thông tin từ các nguồn chuẩn xác, có thẩm quyền”, ông nói.

Các bạn có thể hỏi ở Hội đồng Anh. Ngoài ra, ở Anh còn có một số văn phòng chuyên gia về các vấn đề luật lệ dành cho sinh viên. Một trang web có đủ mọi chi tiết về các luật lệ của Chính phủ Anh áp dụng đối với sinh viên nước ngoài là www.ukcosa.org.uk. (cơ quan này thường được gọi là u-cô-za, viết tắt của chữ Ủy ban về các vấn đề sinh viên nước ngoài của Anh). Họ cung cấp dịch vụ tư vấn miễn phí cho sinh viên. Các bậc phụ huynh nếu có con đang sống và học ở Anh có thể nói con cái liên hệ với văn phòng này. Ở Anh, có thể gọi điện cho họ từ thứ hai đến thứ sáu, từ 13 đến 16 giờ chiều.

Thư tự giới thiệu

Đa số giới chuyên gia hay sinh viên từng học ở Anh đều nhắc đến tầm quan trọng của bộ hồ sơ tuyển sinh, đặc biệt là lá thư tự giới thiệu. Học sinh Việt Nam thường không quen với lối viết thư tự giới thiệu sao cho chỉ trong vài dòng ngắn ngủi có thể thuyết phục được hội đồng tuyển sinh để được tuyển vào trường. Cô Paula Chessell là cán bộ phòng tuyển sinh của Trường Doanh nghiệp Regent chia sẻ kinh nghiệm thu được sau lần sang Việt Nam tuyển sinh hồi cuối năm ngoái: “Một trong những nhận định của tôi là sinh viên Việt Nam rất chăm chỉ và đạt kết quả học tập cao, nhưng họ không mạnh dạn trong việc viết thư tự giới thiệu. Bản thân tôi cũng có lúc dành thời giờ để giúp sinh viên viết thư xin học hiệu quả hơn. Có nhiều tài liệu hướng dẫn viết thư, nhưng chủ yếu là trong thư phải toát lên những thành công trong học tập. Chúng tôi cũng khuyến khích sinh viên viết thêm về cuộc sống của họ, tức là thể hiện sự say mê đối với các kiến thức kinh tế mà chúng tôi sẽ dạy”.

Cô Paula Chessell cho biết, trong năm tuyển sinh vừa qua, văn phòng nhận được 20 bộ hồ sơ xin học của học sinh và sinh viên từ Việt Nam, theo các ngành học về kinh tế của trường, ở cả bậc đại học lẫn cao học. Trong số 20 hồ sơ có 15 sinh viên được nhận.

Chọn nhiều trường

Sinh viên có thể tăng khả năng được tuyển chọn của mình bằng cách cùng lúc gửi hồ sơ cho nhiều trường đại học khác nhau. Thí sinh có thể nộp đơn vào 2 hay 3 trường, trung học, đại học, cao đẳng, cùng một lúc, dù rằng cũng có thể không trường nào nhận cả. Quý vị có thể so sánh nội dung tài liệu giới thiệu của các trường và tìm ra những điểm tương đồng về địa điểm, nơi ăn ở, cũng như uy tín.

Theo thông lệ, sau khi được trường đại học nhận vào, sinh viên có thể bắt đầu quá trình xin học bổng để bù lại một phần hoặc toàn phần chi phí ăn học. Có thể tìm học bổng ở ngay chính trường mình vừa nộp đơn xin học, hoặc qua các tổ chức tài trợ học bổng toàn cầu, hay từng vùng riêng biệt. Bên cạnh kỹ năng tuyển sinh, kỹ năng xin học bổng cũng là vấn đề mà mỗi sinh viên phải tự trang bị trước cho mình từ khi chưa bước chân vào giảng đường đại học.

Theo Sài Gòn Giải Phóng)

Tuyển sinh 2013: Thí sinh nhận giấy báo dự thi ĐH, CĐ từ ngày 30/5


Theo quy định của Bộ GD-ĐT, các trường ĐH, CĐ lập phòng thi, in giấy báo dự thi và gửi giấy báo dự thi cho các Sở GD-ĐT vào cuối tháng này để từ ngày 30/5 đến 5/6/2013 phát cho thí sinh


Thí sinh nhận giấy báo dự thi ĐH, CĐ từ ngày 30/5/2013.AMH

Theo quy định, học sinh nộp hồ sơ đăng ký dự thi ở đâu thì tới đó để nhận giấy báo dự thi.

Tại Hà Nội năm nay có 165.000 bộ hồ sơ đăng ký dự thi ĐH, CĐ. Theo lãnh đạo Sở GD-ĐT Hà Nội, trong trường hợp thí sinh không nhận được giấy báo thi, Sở sẽ cùng với các đơn vị đăng ký dự thi giải quyết các trường hợp thất lạc Giấy báo thi cho học sinh, bảo đảm quyền lợi tốt nhất cho học sinh dự thi theo đúng nguyện vọng đã đăng ký. Thời gian giải quyết dự kiến từ ngày 20/6 đến ngày 30/6.

Theo quy định của Bộ GD-ĐT, trước ngày thi, ban Thư ký tuyển sinh các trường ĐH, CĐ hoàn thành danh sách thí sinh của từng phòng thi để dán trước mỗi phòng thi. Mỗi phòng thi có một bản danh sách kèm theo ảnh của thí sinh để trao cho cán bộ coi thi đối chiếu, kiểm tra trong các buổi thi.

Trong ngày làm thủ tục dự thi cán bộ phổ biến quy chế tuyển sinh, hướng dẫn thí sinh đến phòng thi, bổ sung, điều chỉnh những sai sót về họ, tên, đối tượng, hộ khẩu thường trú, khu vực tuyển sinh, môn thi, khối thi, tên ngành, mã ngành của thí sinh. Những bổ sung và điều chỉnh này, cán bộ tuyển sinh của trường phải ghi xác nhận vào tờ phiếu ĐKDT số 2 và cập nhật ngay vào máy tính.

Nguồn: Tổng hợp

Tuyển sinh ĐH, CĐ 2013: Có nên căn cứ vào tỷ lệ chọi?


Chọn trường nào, ngành nào, làm thế nào để cầm chắc thi đỗ đại học là băn khoăn của hầu hết thí sinh và gia đình vào mỗi mùa tuyển sinh. Nhiều dự đoán được đưa ra dựa vào tỷ lệ thí sinh dự thi thường được gọi là tỷ lệ “chọi” của các trường ngành học, hay điểm chuẩn những năm gần đây và đặc biệt là độ “hot” của ngành học hay trường đại học.

Tuy nhiên những phán đoán này vẫn chỉ luôn là phán đoán. Nhiều khi, thực tế lại khác xa với những dự báo được đưa ra. Phải biết tự lượng sức mình, “liệu cơm gắp mắm” là cách hiệu quả nhất dẫn đường cho thí sinh tới giảng đường đại học.

Sức học nào thi vào trường “hot”

Theo số liệu thống kê tuyển sinh của các cơ quan chức năng, những năm gần đây số lượng thí sinh dự thi đạt tổng điểm 3 môn từ 15 trở lên luôn chiếm khoảng 13 - 20% trên tổng số thí sinh dự thi cả nước. Với mức điểm này, thí sinh cầm chắc mình sẽ đạt mức điểm sàn theo quy định của Bộ GD&ĐT. Đây là giới hạn khả năng trúng tuyển vào một trường nào đó. Tuy nhiên, trúng tuyển hay không lại phụ thuộc nhiều vào sự lựa chọn sáng suốt của thí sinh.

Thực tế cho thấy, các thí sinh có lực học giỏi đều tập trung vào các trường “top” trên và các ngành nghề “hot”. Số thí sinh này không nhiều nên tỷ lệ chọi của các trường này thường thấp hơn nhiều so với các trường top giữa, nhưng do “chất lượng” thí sinh cao nên điểm chuẩn ở những trường này luôn ở mức cao, thường phải từ 21 điểm trở lên. Có thể điểm mặt những trường này như Đại học Y Hà Nội, Đại học Dược Hà Nội, Đại học Bách khoa Hà Nội, Đại học Kinh tế quốc dân, Học viện Bưu chính viễn thông... Mà đỉnh điểm của sự kiện này là Đại học Y Hà Nội. Năm 2008 thí sinh dự thi vào ngành Bác sĩ răng - hàm - mặt đạt 28 điểm vẫn bị trượt vì ngành học này lấy tới 28,5 điểm.


Nộp hồ sơ dự thi

Thử nhìn vào xu hướng chọn trường, ngành trong một vài năm gần đây cho thấy các ngành học kinh tế đang ở trên thế thượng phong, nhưng câu nói cửa miệng trong dân gian “nhất y, nhì dược” cho thấy các ngành học này vẫn tiếp tục thể hiện đẳng cấp chứ không dễ bị đánh đổ bởi các ngành học Tài chính - ngân hàng. Đặc biệt bước sang mùa tuyển sinh ĐH, CĐ năm 2013 này thì một lần nữa các trường Y - Dược lại khẳng định ngôi “vương” khi tỷ lệ thí sinh đăng ký dự thi cao vượt khối ngành kinh tế.

Có nên căn cứ vào tỷ lệ “chọi”

Nhiều chuyên gia tuyển sinh đều chung quan điểm rằng thí sinh không nên căn cứ vào tỷ lệ hồ sơ đăng ký dự thi hay thường gọi là tỷ lệ “chọi”. Con số này chỉ mang tính ước lệ tương đối thôi chứ không khẳng định được điều gì. Có thể lượng thí sinh đăng ký dự thi đông nhưng tỷ lệ dự thi ít, hồ sơ ảo nhiều, hoặc chưa chắc những thí sinh dự thi đã là những đối tượng sáng danh trên thí trường, vì thực tế như các số liệu thống kê đưa ra thì lượng thí sinh có điểm tổng cho cả 3 môn chỉ vào khoảng từ 15 - 20%.

Còn nhớ mùa tuyển sinh ĐH, CĐ năm 2008, dư luận đã hết sức bất ngờ trước điểm chuẩn của ngành bác sĩ răng - hàm - mặt của Đại học Y Hà Nội lên tới 28,5 điểm. Thế nhưng trong số thí sinh dự thi vẫn có hơn 50 thí sinh đạt được mức điểm này trở lên. Còn 2 năm gần đây là 2011 và 2012, điểm trúng tuyển của ngành học này lần lượt là 25,5 và 24 điểm và chỉ tiêu tuyển sinh cao gấp đôi năm 2008 tức là 100 chỉ tiêu. Có thể thấy sau sự kiện thí sinh có e dè hơn khi đặt bút đăng ký dự thi vào các ngành đặc biệt “hot” thế này, nhưng nhìn vào điểm trúng tuyển thì không đạt đỉnh điểm như năm 2008 nhưng ngành học này vẫn lấy điểm chuẩn rất cao. Và thống kê cho thấy lượng thí sinh có điểm cạnh tranh ở mức này cũng không nhiều.

Còn với ngành học sư phạm mà mùa tuyển sinh ĐH, CĐ 2013 này đang được đánh giá là có sức hút mới đối với người học. Nhìn lại thời kỳ trước năm 2008, Sư phạm là khối ngành thu hút khá đông thí sinh vì được miễn học phí. Nhưng cũng kể từ năm 2008 đến nay thì số lượng thí sinh đăng ký dự thi vào các ngành sư phạm giảm dần. Trước việc hồ sơ đăng ký dự thi tăng đột biến ở các trường sư phạm, việc này cũng đồng nghĩa với tỷ lệ “chọi” vào các trường sẽ cao. Như vậy thí sinh sẽ phải tranh giành quyết liệt để có một ghế vào giảng đường. Nhận định về việc này, các chuyên gia tuyển sinh cho rằng, không có căn cứ để chứng minh việc đông thí sinh đăng ký dự thi vào khối ngành sư phạm cao thì thí sinh sẽ phải cạnh tranh nhau nhiều hơn vì thực tế với những chế độ, chính sách mới ban hành tuy có hấp dẫn người học vào sư phạm, nhưng vẫn chưa đủ để cuốn hút người giỏi. Thí sinh sẽ còn tiếp tục suy nghĩ để đưa ra quyết định cuối cùng, chứ không hẳn đăng ký là dự thi. Tương tự, đối với khối ngành nông lâm ngư nghiệp mùa tuyển sinh ĐH, CĐ năm 2013 này cũng được coi là biến động.

Trước thực tế này, các chuyên gia tuyển sinh đều có lời khuyên đối với thí sinh là chỉ nên tham khảo thôi chứ không nên dựa vào những “biến động” ngành nghề để dự thi. Tốt hơn hết là thí sinh dựa vào sức học của mình, học giỏi, tự tin vào sức học thì chọn thi vào trường mà mình thích. Còn với những thí sinh chỉ với mức học khá thì nên chọn những trường có mức điểm trúng tuyển vừa phải. Bởi vì, nhiều khi trường có tỷ lệ chọi cao nhưng điểm xét tuyển lại thấp hơn trường có tỷ lệ chọi thấp. Vì thực tế là số thí sinh “phải chọi với nhau” không nhiều vì có rất nhiều thí sinh điểm thấp. Quyết định điểm chuẩn trúng tuyển cao hay thấp phụ thuộc vào chất lượng thí sinh dự thi.

Nguồn: Tổng hợp

Đại học vùng được phép tổ chức tuyển sinh riêng?


Đây là một trong những điểm thay đổi quan trọng trong dự thảo quy chế tổ chức và hoạt động của Đại học vùng và các cơ sở giáo dục đại học thành viên năm 2013.

Theo dự thảo quy chế tổ chức và hoạt động của Đại học vùng và các cơ sở giáo dục đại học thành viên Bộ GD&ĐT vừa công bố xin ý kiến rộng rãi, Đại học vùng được phép tổ chức kỳ thi tuyển sinh riêng hoặc tham gia vào kỳ thi tuyển sinh chung do Bộ GD&ĐT tổ chức để tuyển chọn sinh viên, học viên cao học, nghiên cứu sinh theo chỉ tiêu tuyển sinh đã đăng ký.
Trường ĐH Nông lâm (ĐH Thái Nguyên)

Đại học vùng xác định chỉ tiêu đào tạo dựa trên nhu cầu đào tạo và năng lực về đội ngũ giảng viên, cơ sở vật chất và các điều kiện đảm bảo chất lượng khác, theo quy định của Bộ GD&ĐT và tổ chức đào tạo tại cơ sở chính và những địa điểm được các cơ quan quản lý nhà nước về GD-ĐT cho phép.

Giám đốc Đại học vùng căn cứ các quy định về tuyển sinh, đào tạo do Bộ trưởng Bộ GD&ĐT ban hành và Quy chế này để quy định về tuyển sinh, đào tạo thống nhất trong Đại học vùng, sau khi thông qua Hội đồng đại học.

Hiệu trưởng cơ sở giáo dục đại học thành viên, thủ trưởng các đơn vị được giao nhiệm vụ đào tạo chịu trách nhiệm tổ chức và quản lý quá trình đào tạo theo quy định của Đại học vùng; thực hiện cấp bằng tốt nghiệp, chứng chỉ đào tạo cho người học theo quy định.

Đại học vùng in phôi các loại văn bằng, chứng chỉ theo mẫu văn bằng, chứng chỉ do Bộ trưởng Bộ GD&ĐT ban hành. Việc in, quản lý, cấp phát , thu hồi, hủy bỏ văn bằng thực hiện theo quy định của Bộ GD&ĐT.

Quy chế tổ chức và hoạt động của Đại học vùng và các cơ sở giáo dục đại học thành viên quy định tổ chức và hoạt động của Đại học vùng và các cơ sở giáo dục đại học thành viên, bao gồm: vị trí, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức của Đại học vùng; nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức của các cơ sở giáo dục đại học thành viên; quản lý, sử dụng và phát triển đội ngũ công chức, viên chức; các hoạt động đào tạo, khoa học và công nghệ, hợp tác quốc tế, tài chính và tài sản, thanh tra và kiểm tra, khen thưởng, kỷ luật; mối quan hệ với gia đình người học và xã hội của Đại học vùng và các cơ sở giáo dục đại học thành viên.

Quy chế áp dụng đối với các Đại học vùng, gồm: Đại học Thái Nguyên, Đại học Huế, Đại học Đà Nẵng; các cơ sở giáo dục đại học thành viên; các tổ chức và cá nhân có liên quan đến Đại học vùng.



Nguồn: Tổng hợp

Toàn cảnh tỷ lệ chọi các trường thành viên ĐHQG TP.HCM


ĐHQG TP.HCM vừa công bố tỉ lệ chọi vào các trường thành viên năm 2013. Theo đó, tổng chỉ tiêu vào ĐHQG TP.HCM năm nay là 13.390 và với 64.329 hồ sơ ĐKDT, tỉ lệ chọi chung của ĐH này là 4,8.

Tuy nhiên, sự tăng giảm tỉ lệ chọi ở các trường và các ngành rất khác nhau.

Tại Trường ĐH Bách khoa, một số ngành có tỉ lệ chọi giảm so với năm trước như kiến trúc, nhóm ngành xây dựng. Trong khi đó thí sinh lại tập trung vào một số ngành khiến tỉ lệ chọi tăng cao so với năm trước như khoa học máy tính, điều khiển và tự động hóa, nhóm ngành hóa - công nghệ thực phẩm, công nghệ sinh học, kỹ thuật giao thông, quản lý tài nguyên và môi trường...


Thí sinh nộp hồ sơ đăng ký dự thi năm 2013

Tại Trường ĐH Khoa học tự nhiên, một số ngành có tỉ lệ chọi cao năm trước như kỹ thuật hạt nhân, công nghệ sinh học năm nay lượng hồ sơ lại giảm nhưng tỉ lệ chọi vẫn ở mức cao. Nhóm ngành khoa học cơ bản có tỉ lệ chọi cao hơn năm trước.

Tại Trường ĐH Công nghệ thông tin, tỉ lệ chọi vào trường và các ngành đều cao hơn năm trước, đặc biệt là ngành kỹ thuật phần mềm.

Tại Trường ĐH Khoa học xã hội và nhân văn, ngành quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành đã bớt "hot" khi tỉ lệ chọi chỉ còn 7,6 trong khi năm trước là 12,9. Ngành tâm lý học, báo chí là những ngành có tỉ lệ chọi cao nhất trường trong khi đó ngành thông tin học có hồ sơ ĐKDT còn ít hơn cả chỉ tiêu.

Đáng chú ý là tại Trường ĐH Kinh tế - Luật, ngành tài chính ngân hàng từ chỗ có tỉ lệ chọi cao nhất trường năm 2012 (tỉ lệ 10,5) năm nay rớt xuống thấp nhất trường với tỉ lệ chọi chỉ 1,9. Trong khi đó hồ sơ vào các ngành luật tăng mạnh khiến tỉ lệ chọi vào ngành luật dân sự tăng mạnh lên 22,2 (năm 2012 là 7,1) kế đến là kinh doanh quốc tế, kế toán, luật kinh tế...
Tỉ lệ chọi cụ thể của các trường, các ngành như sau:

Trường/Ngành
Khối
Chỉ tiêu
Số lượng ĐKDT
Tỉ lệ chọi
ĐH QUỐC GIA TP.HCM
13.390
64.329
4,80
Trường đại học Bách khoa
3.800
15.285
4,02
* Các ngành đào tạo đại học:
3.800
15.285
4,02
  + Khoa học máy tính
A
330
1.450
4,39
  + Khoa học máy tính
A1
  + Kỹ thuật máy tính
A
  + Kỹ thuật máy tính
A1
  + Kỹ thuật điện (điện năng)
A
650
2.299
3,54
  + Kỹ thuật điện (điện năng)
A1
  + Kỹ thuật điều khiển và tự động hóa
A
  + Kỹ thuật điều khiển và tự động hóa
A1
  + Kỹ thuật điện tử - truyền thông
A
  + Kỹ thuật điện tử - truyền thông
A1
  + Kỹ thuật cơ khí
A
500
1.902
3,80
  + Kỹ thuật cơ khí
A1
  + Cơ điện tử
A
  + Cơ điện tử
A1
  + Kỹ thuật nhiệt (nhiệt lạnh)
A
  + Kỹ thuật nhiệt (nhiệt lạnh)
A1
Kỹ thuật dệt may
A
70
238
3,40
Kỹ thuật dệt may
A1
  + Kỹ thuật hóa học
A
430
2.690
6,26
  + Kỹ thuật hóa học
A1
  + Khoa học và công nghệ thực phẩm
A
  + Khoa học và công nghệ thực phẩm
A1
  + Công nghệ sinh học
A
  + Công nghệ sinh học
A1
  + Kỹ thuật xây dựng
A
520
1.325
2,55
  + Kỹ thuật xây dựng
A1
  + Kỹ thuật xây dựng công trình giao thông (cầu đường)
A
  + Kỹ thuật xây dựng công trình giao thông (cầu đường)
A1
  + Kỹ thuật cảng và công trình biển
A
  + Kỹ thuật cảng và công trình biển
A1
  + Kỹ thuật tài nguyên nước (thủy lợi - thủy điện - cấp thoát nước)
A
  + Kỹ thuật tài nguyên nước(Thủy lợi - Thủy điện - Cấp thoát nước)
A1
Kiến trúc (Kiến trúc Dân dụng & Công nghiệp)
V
50
573
11,46
  + Kỹ thuật dầu khí (Địa chất dầu khí, Công nghệ khoan và khai thác dầu khí)
A
150
874
5,83
  + Kỹ thuật dầu khí (Địa chất dầu khí, Công nghệ khoan và khai thác dầu khí)
A1
  + Kỹ thuật địa chất (Địa kỹ thuật, Địa chất khoáng sản, Địa chất môi trường)
A
  + Kỹ thuật địa chất (Địa kỹ thuật, Địa chất khoáng sản, Địa chất môi trường)
A1
Quản lý công nghiệp (Quản lý Công nghiệp, Quản trị Kinh doanh)
A
160
544
3,40
Quản lý công nghiệp (Quản lý Công nghiệp, Quản trị Kinh doanh)
A1
  + Kỹ thuật Môi trường
A
160
1.053
6,58
  + Kỹ thuật Môi trường
A1
  + Quản lý tài nguyên và môi trường (Quản lý Công nghệ Môi trường)
A
  + Quản lý tài nguyên và môi trường (Quản lý Công nghệ Môi trường)
A1
  + Kỹ thuật hàng không
A
180
860
4,78
  + Kỹ thuật hàng không
A1
  + Kỹ thuật ôtô – Máy động lực
A
  + Kỹ thuật ôtô – Máy động lực
A1
  + Kỹ thuật tàu thủy
A
  + Kỹ thuật tàu thủy
A1
Kỹ thuật Hệ thống Công nghiệp
A
80
250
3,13
Kỹ thuật Hệ thống Công nghiệp
A1
Kỹ thuật vật liệu (VL Kim loại, Polyme, Silicat)
A
200
415
2,08
Kỹ thuật vật liệu (VL Kim loại, Polyme, Silicat)
A1
Kỹ thuật vật liệu xây dựng
A
80
112
1,40
Kỹ thuật vật liệu xây dựng
A1
Kỹ thuật trắc địa - bản đồ
A
90
96
1,07
Kỹ thuật trắc địa - bản đồ
A1
  + Vật lý kỹ thuật (Kỹ thuật Y sinh, Kỹ thuật Laser)
A
150
604
4,03
  + Vật lý kỹ thuật (Kỹ thuật Y sinh, Kỹ thuật Laser)
A1
  + Cơ Kỹ thuật
A
  + Cơ Kỹ thuật
A1
Trường đại học Công nghệ Thông tin
750
3.677
4,90
* Các ngành đào tạo đại học:
Công nghệ thông tin
A
80
492
6,15
Công nghệ thông tin
A1
Hệ thống thông tin
A
120
188
1,57
Hệ thống thông tin
A1
Khoa học máy tính
A
120
358
2,98
Khoa học máy tính
A1
Kỹ thuật máy tính
A
120
312
2,60
Kỹ thuật máy tính
A1
Kỹ thuật phần mềm
A
160
1516
9,48
Kỹ thuật phần mềm
A1
Truyền thông và mạng máy tính
A
150
811
5,41
Truyền thông và mạng máy tính
A1
Trường đại học Kinh tế - Luật
1250
9.955
7,96
* Các ngành đào tạo đại học:
Hệ thống thông tin quản lý
A
70
255
3,64
Hệ thống thông tin quản lý
A1
Hệ thống thông tin quản lý
D1
Kinh doanh quốc tế
A
80
1.093
13,66
Kinh doanh quốc tế
A1
Kinh doanh quốc tế
D1
Kinh tế (Kinh tế học, Kinh tế và Quản lý Công)
A
140
821
5,86
Kinh tế (Kinh tế học, Kinh tế và Quản lý Công)
A1
Kinh tế (Kinh tế học, Kinh tế và Quản lý Công)
D1
Kinh tế quốc tế (Kinh tế đối ngoại)
A
140
705
5,04
Kinh tế quốc tế (Kinh tế đối ngoại)
A1
Kinh tế quốc tế (Kinh tế đối ngoại)
D1
Kiểm toán
A
100
546
5,46
Kiểm toán
A1
Kiểm toán
D1
Kế toán
A
70
792
11,31
Kế toán
A1
Kế toán
D1
Luật (Luật Dân sự)
A
70
1.554
22,20
Luật (Luật Dân sự)
A1
Luật (Luật Dân sự)
D1
Luật Kinh tế (Luật kinh doanh, Luật thương mại quốc tế, Luật Tài chính – Ngân hàng – Chứng khoán)
A
300
3.176
10,59
Luật Kinh tế (Luật kinh doanh, Luật thương mại quốc tế, Luật Tài chính – Ngân hàng – Chứng khoán)
A1
Luật Kinh tế (Luật kinh doanh, Luật thương mại quốc tế, Luật Tài chính – Ngân hàng – Chứng khoán)
D1
Quản trị kinh doanh
A
140
745
5,32
Quản trị kinh doanh
A1
Quản trị kinh doanh
D1
Tài chính -  Ngân hàng
A
140
268
1,91
Tài chính -  Ngân hàng
A1
Tài chính -  Ngân hàng
D1
Trường đại học Quốc tế (bao gồm cả chương trình trong nước và chương trình liên kết )
1.840
3.791
2,06
Trường đại học Khoa học Tự nhiên
2.800
17.329
6,19
* Các ngành đào tạo đại học:
2.800
17.329
6,19
Công nghệ kỹ thuật môi trường
A
120
1413
11,78
Công nghệ kỹ thuật môi trường
B
Công nghệ sinh học
A
200
2.353
11,77
Công nghệ sinh học
B
Hải dương học
A
100
418
4,18
Hải dương học
B
Hóa học
A
250
2.011
8,04
Hóa học
B
Khoa học môi trường
A
150
1.355
9,03
Khoa học môi trường
B
Khoa học vật liệu
A
180
1.229
6,83
Khoa học vật liệu
B
Kỹ thuật hạt nhân
A
50
509
10,18
Kỹ thuật điện tử, truyền thông
A
200
744
3,72
Kỹ thuật điện tử, truyền thông
A1
Nhóm ngành Công nghệ thông tin
A
550
2.903
5,28
Nhóm ngành Công nghệ thông tin
A1
Sinh học
B
300
1.259
4,20
Toán học
A
300
1.176
3,92
Toán học
A1
Vật lý học
A
250
498
1,99
Vật lý học
A1
Địa chất học
A
150
1.461
9,74
Địa chất học
B
Trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn
2.850
12.852
4,51
* Các ngành đào tạo đại học:
Báo chí (Báo chí và Truyền thông)
C
130
1.117
8,59
Báo chí (Báo chí và Truyền thông)
D1
Công tác xã hội
C
70
329
4,70
Công tác xã hội
D1
Giáo dục học
C
120
153
1,28
Giáo dục học
D1
Hàn Quốc học
D1
90
524
5,82
Lưu trữ học
C
60
200
3,33
Lưu trữ học
D1
Lịch sử
C
170
209
1,23
Lịch sử
D1
Ngôn ngữ Anh (Ngữ văn Anh)
D1
270
1.308
4,84
Ngôn ngữ Ý (Ngữ văn Ý)
D1
50
56
1,12
Ngôn ngữ Ý (Ngữ văn Ý)
D3
Ngôn ngữ Nga (Song ngữ Nga – Anh)
D1
70
277
3,96
Ngôn ngữ Nga (Song ngữ Nga – Anh)
D2
Ngôn ngữ Pháp (Ngữ văn Pháp)
D1
90
287
3,19
Ngôn ngữ Pháp (Ngữ văn Pháp)
D3
Ngôn ngữ Trung Quốc (Ngữ văn Trung)
D1
130
499
3,84
Ngôn ngữ Trung Quốc (Ngữ văn Trung)
D4
Ngôn ngữ Tây Ban Nha (Ngữ văn Tây Ban Nha)
D1
50
148
2,96
Ngôn ngữ Tây Ban Nha (Ngữ văn Tây Ban Nha)
D3
Ngôn ngữ học (Văn học và Ngôn ngữ)
C
100
218
2,18
Ngôn ngữ học (Văn học và Ngôn ngữ)
D1
Ngôn ngữ Đức (Ngữ văn Đức)
D1
50
207
4,14
Ngôn ngữ Đức (Ngữ văn Đức)
D5
Nhân học
C
60
79
1,32
Nhân học
D1
Nhật Bản học
D1
90
688
7,64
Nhật Bản học
D6
Quan hệ Quốc tế
D1
160
678
4,24
Quy hoạch vùng và đô thị (Đô thị học)
A
70
582
8,31
Quy hoạch vùng và đô thị (Đô thị học)
A1
Quy hoạch vùng và đô thị (Đô thị học)
D1
Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành (Du lịch)
C
90
684
7,60
Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành (Du lịch)
D1
Thông tin học
A
120
101
0,84
Thông tin học
A1
Thông tin học
C
Thông tin học
D1
Triết học
A
120
213
1,78
Triết học
A1
Triết học
C
Triết học
D1
Tâm lý học
B
70
925
13,21
Tâm lý học
C
Tâm lý học
D1
Văn hóa học
C
70
192
2,74
Văn hóa học
D1
Văn học (Văn học và Ngôn ngữ)
C
100
509
5,09
Văn học (Văn học và Ngôn ngữ)
D1
Xã hội học
A
180
1.388
7,71
Xã hội học
A1
Xã hội học
C
Xã hội học
D1
Đông phương học
D1
140
862
6,16
Địa lý học
A
130
419
3,22
Địa lý học
A1
Địa lý học
B
Địa lý học
C
Địa lý học
D1
Khoa y
100
1.440
14,40
Y đa khoa
B
100
1.440
14,40
Theo Tuổi trẻ Online 

Ads

Copyright © Blog.TranMinhHai.Net | Powered by Blogger

Design by Anders Noren | Blogger Theme by NewBloggerThemes.com

http://sh.st/bx5uw http://sh.st/bb4GC http://sh.st/bWGMJ http://sh.st/bHUHu